Đặc điểm của các chương trình GDGTTDTD hiệu quả

Nghiên cứu chứng minh rằng các chương trình GDGTTDTD lồng ghép trong chương trình giáo dục góp phần đạt được các kết quả đầu ra sau:

  • Thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn
  • Tần suất quan hệ tình dục giảm
  • Số lượng bạn tình giảm
  • Hành vi rủi ro giảm
  • Sử dụng bao cao su tăng lên
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai tăng lên

[Nguồn: UNESCO. 2018. Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, tr. 28, bản dịch tiếng Việt.]

Giáo dục giới tính và tình dục sẽ có tác động lớn hơn khi các chương trình giảng dạy tại trường học được bổ trợ bởi các chương trình tại cộng đồng, bao gồm phân phối bao cao su; tổ chức đào tạo cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế nhằm cung cấp các dịch vụ thân thiện với thanh niên; thu hút sự tham gia của phụ huynh và giáo viên (Chandra-Mouli và các cộng sự, 2015; Fonner và các cộng sự, 2014; UNESCO, 2015a). Các chương trình đa hợp phần, đặc biệt là các chương trình gắn giáo dục giới tính và tình dục tại trường học với các dịch vụ y tế ngoài trường học, thân thiện với thanh niên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tiếp cận thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm cả những em ngoài nhà trường (UNESCO, 2016c).

[Nguồn: UNESCO. 2018. Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, tr. 30, bản dịch tiếng Việt.]

Các chương trình GDGTTDTD hiệu quả
  1. Có sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu về tính dục, sự thay đổi về hành vi và lý thuyết sư phạm liên quan trong quá trình xây dựng chương trình giảng dạy.
  2. Đánh giá nhu cầu về sức khỏe sinh sản và hành vi của thanh thiếu niên để hỗ trợ quá trình phát triển mô hình logic.
  3. Sử dụng cách tiếp cận mô hình logic xác định rõ các mục tiêu sức khỏe, các loại hành vi ảnh hưởng đến các mục tiêu đó, các yếu tố nguy cơ và các điều kiện ảnh hưởng đến các loại hành vi đó và các hoạt động để thay đổi các yếu tố nguy cơ và các điều kiện.
  4. Thiết kế các hoạt động phù hợp với các giá trị cộng đồng và các nguồn lực sẵn có (ví dụ: thời gian của giáo viên, kỹ năng của giáo viên, cơ sở vật chất và nguồn cung).
  5. Triển khai thí điểm chương trình và thu thập phản hồi từ người học về khả năng đáp ứng của chương trình đối với nhu cầu của họ.
  6. Tập trung vào các mục tiêu rõ ràng trong việc xác định nội dung chương trình học, cách tiếp cận và các hoạt động. Những mục tiêu này cần bao gồm các biện pháp phòng tránh HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và/hoặc mang thai ngoài ý muốn.
  7. Tập trung vào các hành vi tình dục mạo hiểm và hành vi bảo vệ có liên quan trực tiếp đến các mục tiêu sức khỏe này.
  8. Giải quyết các tình huống cụ thể có thể dẫn đến quan hệ tình dục không mong muốn hoặc không được bảo vệ, cách tránh những tình huống này và cách xử lý tình huống.
  9. Đưa ra thông điệp rõ ràng về các hành vi giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc mang thai.
  10. Tập trung vào các yếu tố nguy cơ và các điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến các hành vi tình dục nhất định và có thể thay đổi nhờ chương trình giảng dạy GDGTTDTD (ví dụ: kiến thức, giá trị, chuẩn mực xã hội, thái độ và kỹ năng).
  11. Áp dụng các phương pháp giảng dạy có sự tham gia tích cực của học sinh và giúp họ tiếp cận và tiếp nhận thông tin.
  12. Thực hiện nhiều hoạt động lành mạnh, mang tính giáo dục được thiết kế để thay đổi từng yếu tố nguy cơ và các điều kiện mục tiêu.
  13. Cung cấp thông tin khoa học chính xác về những rủi ro khi quan hệ tình dục không được bảo vệ và các biện pháp bảo vệ khác nhau.
  14. Đề cập đến những nhận thức về rủi ro (đặc biệt là tính nhạy cảm).
  15. Đề cập đến các giá trị cá nhân và nhận thức về các chuẩn mực của gia đình và bạn bè về việc tham gia vào hoạt động tình dục và/hoặc có nhiều bạn tình.
  16. Đề cập đến thái độ của cá nhân và các tiêu chuẩn của bạn bè đồng trang lứa đối với bao cao su và biện pháp tránh thai.
  17. Đề cập đến các kỹ năng và khả năng sử dụng những kỹ năng một cách hiệu quả.
  18. Đưa ra các chủ đề theo một trình tự hợp lý.

Những yếu tố góp phần mang lại thành công cho chương trình bao gồm:

  • Xây dựng quan hệ đối tác (và các cơ chế chính thức cho những mối quan hệ này), ví dụ như giữa Bộ Giáo dục và Bộ Y tế cũng như giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự;
  • Các tổ chức, các nhóm đại diện và đóng góp hình thành quan điểm của thanh thiếu niên;
  • Các quy trình hợp tác đánh giá chương trình giảng dạy;
  • Các tổ chức xã hội dân sự sẵn sàng thúc đẩy GDGTTDTD, ngay cả khi phải đối mặt với những ý kiến phản đối;
  • Xác định và thu hút sự tham gia tích cực của những người đồng quan điểm trong giới lãnh đạo; hỗ trợ tổ chức đào tạo cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và phổ biến các tài liệu phù hợp;
  • Khả năng tiếp cận những hỗ trợ kỹ thuật phù hợp (chẳng hạn như từ các đối tác bên phía Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ quốc tế), ví dụ liên quan đến: nhận thức của giới lãnh đạo; việc giáo viên thúc đẩy phương pháp tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình học tập; và tham gia vào các mạng lưới và hội thảo quốc tế;
  • Sự tham gia của thanh thiếu niên trong quá trình nâng cao nhận thức của cha mẹ, giáo viên và những người ra quyết định;
  • Tạo cơ hội cho giới lãnh đạo tham gia vào các chương trình giáo dục giới tính và tình dục trong nhà trường thông qua dự giờ và đối thoại với giáo viên và học sinh;
  • Loại bỏ các rào cản đối với GDGTTDTD, chẳng hạn như việc thu hồi tài liệu giảng dạy bao hàm nội dung thể hiện sự ghét sợ đồng tính;
  • Sẵn sàng áp dụng các chính sách quốc tế và hợp tác với các cơ quan quốc tế. 

[Nguồn: UNESCO. 2010. Levers of success: case studies of national sexuality education programmes, p. 9.]