Giám sát và đánh giá các chương trình GDGTTDTD

Giám sát là quá trình nhằm xác định liệu một chương trình có đang đạt tiến độ đề ra đối với các mục đích và mục tiêu hay không. Việc giám sát được thực hiện bằng cách thường xuyên theo dõi các hoạt động một cách liên tục. Các hoạt động giám sát thường đánh giá về tài nguyên đầu vào (cụ thể là các tài nguyên cần thiết phải có, ví dụ như kinh phí, nhân lực, thời gian, thiết bị, vật tư và phương tiện) và kết quả đầu ra (tức là các sản phẩm của chương trình hoặc hoạt động). Việc giám sát được thực hiện trong suốt chương trình để giúp những người triển khai thực hiện chương trình đưa ra các điều chỉnh nếu cần.

Đánh giá là quá trình kiểm tra xem các mục tiêu của chương trình có đạt được hay không. Đánh giá nhằm mục đích đo lường tác động của chương trình GDGTTDTD đối với những thanh thiếu niên đang tiếp nhận nó. Mặc dù quá trình này được tiến hành sau khi kết thúc chương trình (và trong một số trường hợp, nó được tiến hành sau khi chương trình đã thực hiện được một thời gian xác định trước nhằm xem xét các tác động chương trình trong dài hạn), hệ thống đánh giá cần phải được thiết lập trước khi thực hiện chương trình nhằm thu thập những dữ liệu phù hợp xuyên suốt quá trình.  

[Nguồn: The Partnership for Maternal, Newborn and Child Health; Women Deliver. 2018. Advocating for change for adolescents!]

Những hình thức phù hợp để đánh giá các chương trình GDGTTDTD

  • Đánh giá tình hình nhằm xác định xem những chương trình hiện có tiếp cận và không tiếp cận được những ai; khi nào học sinh được dạy về GDGTTDTD; hiện có những chính sách và hướng dẫn nào.
  • Đánh giá quy trình nhằm theo dõi các hoạt động, đầu vào, đầu ra và tiến trình thực hiện chương trình, trong khi nghiên cứu thực thi dùng để xác định các vấn đề về thực hiện chương trình và thử nghiệm các giải pháp mới.
  • Đánh giá kết quả nhằm đánh giá những thành tựu, chẳng hạn như sự thay đổi về kiến thức, thái độ và kỹ năng của những người tham gia chương trình.
  • Đánh giá tác động nhằm kiểm chứng những thành tựu dài hạn có liên quan đến một chương trình cụ thể. Chúng được đánh giá thông qua các phương pháp nghiên cứu như thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng hoặc thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những thử nghiệm như vậy rất tốn kém và hầu như không có chương trình GDGTTDTD nào có khả năng thực hiện những đánh giá tác động nghiêm ngặt.

Các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đánh giá GDGTTDTD bao gồm phân tích tài liệu (về chất lượng chương trình); phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm); thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm; phân tích chuỗi thời gian dịch tễ học; điều tra theo dân số; và khảo sát ngang (giữa các bên liên quan). Các tiêu chí và chỉ số mẫu được nêu dưới đây: