Để có thể đánh giá tính hiệu quả của một chương trình, việc đánh giá nội dung chương trình giảng dạy cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của giáo viên cần được thực hiện định kỳ. Một số công cụ có thể được sử dụng hoặc điều chỉnh cho hoạt động đánh giá này:
- Công cụ xem xét và đánh giá về giáo dục giới tính và tình dục (SERAT) (UNESCO), bao gồm một hợp phần về đánh giá giáo viên.
- Công cụ đánh giá tổng thể (Inside and out) (IPPF) đưa ra một khuôn khổ để đánh giá cả về nội dung và việc giảng dạy về GDGTTDTD.
- Sáng kiến Tương lai của Giáo dục Giới tính (FoSE) ở Hoa Kỳ cung cấp một biểu mẫu dự giờ và công cụ đánh giá hiệu quả có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy GDGTTDTD của giáo viên. Công cụ này có bảy tiêu chuẩn để đánh giá như đã được nêu trong phần về đào tạo giáo viên trước khi giảng dạy về GDGTTDTD.
Các trường học và cộng đồng có thể sử dụng tài liệu đi kèm công cụ đánh giá với các Tiêu chuẩn học tập kiến thức chuyên môn về giáo dục giới tính (PLSSE) của Tổ chức Hợp tác về Giáo dục Giới tính (SEC) để đánh giá các giáo viên hiện tại cũng như xác định các ứng viên phù hợp với vị trí giáo viên giảng dạy về GDGTTDTD. Tài liệu này được thiết kế để giáo viên tự đánh giá sau đó ban giám hiệu nhà trường sẽ đánh giá xem họ có thể hỗ trợ những lĩnh vực nào để giáo viên có thể phát triển năng lực. Dưới đây là các phần đánh giá bốn lĩnh vực PLSSE.
Lĩnh vực 1: Bối cảnh triển khai Giáo dục Giới tính Toàn diện |
---|
Chỉ số |
Bạn đánh giá như thế nào về NĂNG LỰC của bản thân trong việc thực hiện điều này? |
Mức độ THOẢI MÁI của bạn khi thực hiện điều này? |
Bạn có cần được bồi dưỡng thêm về lĩnh vực này không? |
1.1 - Mô tả ba lợi ích về sức khỏe (thể chất, xã hội và / hoặc tinh thần) và / hoặc lợi ích về học thuật của việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. |
|
|
|
1.2 - Mô tả các điều luật, chính sách và tiêu chuẩn của tiểu bang và/hoặc của vùng, liên quan đến giáo dục giới tính nơi bạn giảng dạy. |
|
|
|
Lĩnh vực 2: Năng lực chuyên môn |
---|
Chỉ số |
Bạn đánh giá như thế nào về NĂNG LỰC của bản thân trong việc thực hiện điều này? |
Mức độ THOẢI MÁI của bạn khi thực hiện điều này? |
Bạn có cần được bồi dưỡng thêm về lĩnh vực này không? |
2.1.4 - Thể hiện khả năng phản hồi một cách hiệu quả các nhận xét và câu hỏi dựa trên giá trị của học sinh. |
|
|
|
2.2.1 - Xác định những thành kiến có ý thức và vô thức và giải thích việc chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc giảng dạy về giáo dục giới tính. |
|
|
|
2.2.2 - Mô tả ba tác động những thành kiến có ý thức và vô thức có thể gây ra đối với các tương tác có tính chất giao văn hóa khi giảng dạy về giáo dục giới tính. |
|
|
|
2.2.3 - Giải thích niềm tin cá nhân của giáo viên về công lý liên quan đến chủng tộc và sinh sản có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc giảng dạy về giáo dục giới tính. |
|
|
|
Lĩnh vực 3: Những thực hành tốt nhất về giáo dục giới tính |
---|
Chỉ số |
Bạn đánh giá như thế nào về NĂNG LỰC của bản thân trong việc thực hiện điều này? |
Mức độ THOẢI MÁI của bạn khi thực hiện điều này? |
Bạn có cần được bồi dưỡng thêm về lĩnh vực này không? |
3.1.1 - Định nghĩa thế nào là phân biệt chủng tộc (đối với cá nhân, giữa các cá nhân, thể chế, hệ tư tưởng, cấu trúc và hệ thống), các hành vi công kích ngầm về chủng tộc, và công lý liên quan đến vấn đề sinh sản. |
|
|
|
3.1.2 - Kể tên ba dạng bất bình đẳng về sức khỏe tình dục và một số nguyên nhân mang tính hệ thống của những bất bình đẳng này. |
|
|
|
3.1.3 - Mô tả ba mối liên hệ giữa quyền lực, đặc quyền, thành kiến, phân biệt đối xử, định kiến, và tuổi tác, chủng tộc, dân tộc, khuynh hướng tình dục, giới, bản dạng giới, tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng nhập cư và/hoặc năng lực thể chất hoặc trí tuệ có thể ảnh hưởng đến công lý liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh sản. |
|
|
|
3.1.4 - Mô tả ba chiến lược ứng phó hiệu quả khi một học sinh hoặc thành viên cộng đồng trường học bị tổn thương hoặc bị ngược đãi bởi những thành kiến. |
|
|
|
Lĩnh vực 4: Các lĩnh vực nội dung chính |
---|
Chỉ số |
Bạn đánh giá như thế nào về NĂNG LỰC của bản thân trong việc thực hiện điều này? |
Mức độ THOẢI MÁI của bạn khi thực hiện điều này? |
Bạn có cần được bồi dưỡng thêm về lĩnh vực này không? |
4.1.1 - Mô tả ba đặc điểm phân biệt giữa các mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh, liên quan đến gia đình, bạn bè và/ hoặc bạn tình |
|
|
|
4.1.2 - Giải thích ba hình thức mà các mối quan hệ lành mạnh có thể tác động tích cực đến hạnh phúc cá nhân. |
|
|
|
4.1.3 - Mô tả ba chiến lược trong việc dạy học sinh kỹ năng giao tiếp. |
|
|
|
4.1.4 - Mô tả ba chiến lược để đưa ra các tác động tích cực và tiêu cực của việc giao tiếp bằng công nghệ trong các bài giảng về các mối quan hệ lành mạnh. |
|
|
|
[Nguồn: SEC. 2018. Professional learning standards for sex education assessment tool.]
Chia sẻ