Đánh giá và phân tích mức độ sẵn sàng

Các bước cần thiết để thực hiện một chương trình giáo dục giới tính và tình dục mới hoặc đánh giá một chương trình hiện có ở cấp quốc gia

  1. Thu hút sự tham gia của các bên liên quan bằng cách tổ chức nhiều cuộc tham vấn cấp quốc gia và khu vực (đây là một quá trình liên tục).
  2. Thành lập một ban chỉ đạo quốc gia với sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế như Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình, UNFPA.
  3. Tiến hành hoặc cập nhật đánh giá quốc gia về trẻ em và nhu cầu của thanh thiếu niên.
  4. Lập danh sách các hoạt động giáo dục trong nước đã có từ trước.
  5. Xác định (các) mục tiêu của chương trình, ví dụ như giảm số lượng ca mang thai ở độ tuổi vị thành niên
  6. Xác định các giá trị tham chiếu và các chuẩn mực cho chương trình, ví dụ: sự tôn trọng lẫn nhau, lòng khoan dung, sự bình đẳng và tính đa dạng.
  7. Xây dựng hoặc sửa đổi các chính sách quốc gia và địa phương.
  8. Xây dựng khung chương trình, cũng như tài liệu giảng dạy và học tập, và tổ chức đào tạo giáo viên.
  9. Triển khai thí điểm, sau đó thực hiện chương trình mới.
  10. Theo dõi và đánh giá (liên tục), đo lường tác động và mở rộng quy mô.

[Nguồn: UNFPA; BZGgA. 2017. Introducing sexuality education: key steps for advocates in Europe and Central Asia. Sexuality education policy brief number 3.

Bước 3 và bước 4 của phương pháp tiếp cận khung logic có thể được thực hiện thông qua phân tích tình huống và/hoặc phân tích bối cảnh.

Phân tích tình huống là một phương pháp có tính hệ thống nhằm xem xét bối cảnh tổng thể, tình trạng sức khỏe và phúc lợi của thanh thiếu niên trong một quốc gia hoặc tiểu vùng. Phân tích tình huống sử dụng dữ liệu sẵn có để xác định những thanh thiếu niên có nhu cầu cao nhất về GDGTTDTD và các dịch vụ sức khỏe sinh sảnsức khỏe tình dục. Một phân tích tình huống về GDGTTDTD cần xem xét: 

  • Những vấn đề chính ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và bối cảnh liên quan;
  • Những thực hành có hại, ảnh hưởng đến thanh thiếu niên (ví dụ như mức độ tảo hôn, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, bạo lực bạn tình);
  • Bối cảnh văn hóa xã hội của cuộc sống thanh thiếu niên, bao gồm các điều kiện và các yếu tố nguy cơ ở các cấp độ khác nhau (ví dụ: cá nhân, gia đình, đồng nghiệp, cộng đồng) và với các tổ chức (ví dụ như trường học, cơ quan y tế, nơi làm việc) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ;
  • Các tình trạng và hành vi dẫn đến đồng mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tình dục (ví dụ như tình trạng nhiễm HIV, sử dụng rượu và/hoặc ma túy).

[Xây dựng dựa trên tài liệu: Every Woman Every Child. 2017. Technical guidance for prioritizing adolescent health.]

Phân tích bối cảnh cần:

  • Xác định và lập danh sách các chương trình, chính sách và dự án hiện có nhằm giải quyết các vấn đề của thanh thiếu niên nói chung theo khu vực địa lý, đặc điểm nhân khẩu và xã hội của đối tượng hưởng lợi, cũng như kết quả và đầu ra của các chương trình này;
  • Xác định các bên liên quan và các tổ chức liên quan đến việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động này, ở cấp quốc gia và địa phương;
  • Xác định các hệ thống được sử dụng để hỗ trợ phát triển năng lực, hỗ trợ giám sát, điều phối và các chức năng lập kế hoạch và quản lý khác; điều quan trọng là phải xem xét việc thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên tham gia và đóng góp như thế nào trong những nỗ lực này, và các hệ thống hoặc nền tảng sẵn có để các em tham gia đóng góp làm như vậy;
  • Xác định các nguồn tài chính hiện có và tiềm năng (trong nước và quốc tế) và các khoản phân bổ ngân sách hiện tại, đặc biệt là việc các khoản phân bổ này đáp ứng các nhu cầu cần thiết như thế nào. 

[Nguồn: Every Woman Every Child. 2017. Technical guidance for prioritizing adolescent health.]

Ba câu hỏi cần xem xét khi thiết kế chương trình can thiệp về GDGTTDTD ở cấp cộng đồng/ nhà trường

1. Nhu cầu của cộng đồng là gì?

Các cộng đồng khác nhau có thể cần các cách xây dựng chương trình GDGTTDTD khác nhau. Hai cách tốt nhất để xác định nhu cầu của cộng đồng là sử dụng dữ liệu có sẵn và/hoặc tiến hành đánh giá nhu cầu.
 
Dữ liệu cấp quốc gia có liên quan thường được lưu trữ bởi các bộ y tế, bộ giáo dục hoặc bộ thống kê và có thể được tìm thấy trên trang web Khảo sát Nhân khẩu học và Sức khỏe. Dữ liệu cấp cộng đồng cũng có thể được tìm thấy thông qua các bộ y tế hoặc các cơ quan chính quyền địa phương và các sở y tế.

Thực hiện đánh giá nhu cầu có thể giúp cộng đồng:

  • Xác định rõ ràng nhu cầu GDGTTDTD đã được đáp ứng và chưa được đáp ứng trong một lĩnh vực cụ thể;
  • Xác định nhu cầu của các nhóm dân số mục tiêu bên cạnh nhu cầu của nhóm dân số nói chung (ví dụ như trẻ em gái, LGBTQI và thanh niên);
  • Xác định mục đích và phạm vi của chương trình;
  • Xác định các mục đích và mục tiêu phù hợp, các hoạt động và chương trình can thiệp tương ứng;
  • Thiết lập cơ sở để đo lường, đánh giá các thành tựu của chương trình theo thời gian;
  • Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng đối với chương trình;
  • Thu thập dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu của nhà tài trợ và tìm kiếm thêm nguồn tài trợ.
Các phương pháp phổ biến để thực hiện đánh giá nhu cầu, kèm theo mục đích và cách áp dụng
PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP
Phỏng vấn nhóm Phỏng vấn một nhóm nhỏ, đồng nhất (khoảng 6 - 11 người) nhằm mục đích khơi gợi những hiểu biết, thái độ và nhận thức về một lĩnh vực chủ đề tập trung.
Phỏng vấn cá nhân  Phỏng vấn các cá nhân, những người được chọn vì có kinh nghiệm, kiến thức và/hoặc chuyên môn liên quan đến những vấn đề này.
Diễn đàn cộng đồng và các buổi họp mặt chung Các cuộc thảo luận có cấu trúc với sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng nhằm khơi gợi những hiểu biết, ý kiến, nhận thức và những khuyến nghị liên quan đến các vấn đề sức khỏe và dịch vụ cộng đồng.
Khảo sát Phương pháp thu thập dữ liệu này thường sử dụng các câu hỏi đóng, qua đó cung cấp dữ liệu định lượng. Phương pháp này có thể thực hiện dưới hình thức tự thực hiện, hoặc thực hiện qua điện thoại, trên máy tính hoặc gặp mặt trực tiếp.

[Nguồn: CDC. 2007. Practical use of program evaluation among sexually transmitted disease (STD) programs, p. 35.]

2. Mức độ sẵn sàng của cộng đồng đối với việc thực hiện GDGTTDTD như thế nào?  

Mức độ sẵn sàng đối với việc thực hiện GDGTTDTD có thể tăng và giảm. Khoảng thời gian cần thiết để đạt được mức độ sẵn sàng cao hơn có thể thay đổi tuỳ theo chủ đề, mức độ và sự phù hợp của các nỗ lực của cộng đồng, và các sự kiện ngoài lề (ví dụ: một sự việc xảy ra thu hút tập trung chú ý vào một vấn đề nhất định, chẳng hạn như tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tăng hoặc tình hình tấn công tình dục trong một cộng đồng).

Với những yếu tố có tính thay đổi như vậy, việc đánh giá mức độ sẵn sàng của cộng đồng theo từng giai đoạn sẽ rất hữu ích. Những hiểu biết về giai đoạn mà các lãnh đạo trong cộng đồng và các thành viên đang trải qua sẽ giúp cung cấp những thông tin có giá trị nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế, quản lý và đảm bảo tính bền vững của chương trình.

 

Giai đoạn 1: Chưa có nhận thức

Các lãnh đạo tin rằng GDGTTDTD không quan trọng.

Cộng đồng tin rằng có nhiều chủ đề quan trọng cần tập trung hơn GDGTTDTD.

Các thành viên cộng đồng không có biết GDGTTDTD là gì và nó góp phần mang lại cuộc sống khỏe mạnh và đảm bảo phúc lợi cho thanh thiếu niên như thế nào.

Giai đoạn 2: Từ chối/Kháng cự

Các lãnh đạo và các thành viên cộng đồng không tin rằng thanh thiếu niên trong cộng đồng của họ cần thông tin liên quan đến tính dục, hoặc cho rằng việc cung cấp thông tin đó là không phù hợp.

Chỉ một số thành viên trong cộng đồng có kiến thức về GDGTTDTD, và các thành viên trong cộng đồng có những quan niệm sai lầm về GDGTTDTD.

Giai đoạn 3: Nhận thức mơ hồ

Lãnh đạo và các thành viên cộng đồng tin rằng GDGTTDTD có thể quan trọng đối với cộng đồng, nhưng không có ý định hành động ngay lập tức.
 
Lãnh đạo và các thành viên cộng đồng có thể đồng tình rằng cần phải làm gì đó để giải quyết nhu cầu của thanh thiếu niên về thông tin liên quan đến tính dục nhưng không biết cụ thể phải làm gì.

Giai đoạn 4: Lập kế hoạch trước

Lãnh đạo và các thành viên cộng đồng sẵn sàng hợp tác với các chuyên gia về GDGTTDTD để xây dựng kế hoạch hành động.

Các thành viên cộng đồng công nhận tầm quan trọng của GDGTTDTD và sẵn sàng lắng nghe và tham gia vào một chương trình can thiệp.

Giai đoạn 5: Chuẩn bị

Lãnh đạo và các thành viên cộng đồng tích cực ủng hộ việc tiếp tục hoặc cải thiện các nỗ lực thực hiện GDGTTDTD.

Các kế hoạch được đưa ra để triển khai, ví dụ như kinh phí, các thông số của chương trình và thời gian.

Giai đoạn 6: Bắt đầu triển khai

Chương trình bắt đầu đi vào quá trình thực hiện. Ban lãnh đạo và cộng đồng cảm nhận được sự kết nối và tinh thần trách nhiệm đối với chương trình và tích cực tham gia vào chương trình.

Giai đoạn 7: Ổn định

Các lãnh đạo tích cực tham gia vào việc đảm bảo tính bền vững của các nỗ lực GDGTTDTD trong dài hạn.

Cộng đồng có chung tinh thần trách nhiệm đối với GDGTTDTD.

Cộng đồng liên tục tham gia vào việc hỗ trợ và thực hiện GDGTTDTD.

Giai đoạn 8: Xác nhận/ Mở rộng

Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và cải thiện các nỗ lực, trong đó bao gồm các nỗ lực mở rộng quy mô và nhiều nỗ lực khác.

Phần lớn các thành viên cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực GDGTTDTD. Mức độ tham gia của thanh niên cũng như mức đầu tư cho chương trình từ các gia đình và các nhà tài trợ duy trì ở mức cao.

Giai đoạn 9: Mức độ sở hữu cộng đồng cao

Các lãnh đạo liên tục xem xét kết quả đánh giá chương trình và điều chỉnh mức hỗ trợ tài chính cho phù hợp.

Hầu hết nhóm thành viên chính trong cộng đồng đều có sự ủng hộ cao và tham gia tích cực.

Các thành viên cộng đồng coi GDGTTDTD là một phần quan trọng trong cấu trúc của cộng đồng.

                    3. Mục đích và mục tiêu của việc thực hiện GDGTTDTD là gì?

                    Việc thiết lập mục tiêu cho một chương trình có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Nhiều cơ quan hoặc tổ chức nhận thấy việc đặt ra các mục tiêu theo nguyên tắc SMART là hữu ích nhất. Các mục tiêu SMART bao gồm:

                    • Cụ thể - tập trung vào cái gì, vào ai, tại sao, như thế nào và khi nào;
                    • Có thể đo lường được - các mục tiêu cần được xác định về chất lượng, số lượng;
                    • Có thể đạt được - các mục tiêu phải thực tế;
                    • Phù hợp - những thay đổi mà bạn muốn thực hiện phải dựa trên nhu cầu đã được xác định;
                    • Có thời hạn - nên đặt ra thời hạn để đạt mục tiêu, trong đó xác định rõ ràng về ngày bắt đầu và ngày kết thúc.

                    Mục tiêu khác với tuyên bố về mục tiêu ở chỗ chúng là những tuyên bố cụ thể mô tả một chương trình đạt được mục tiêu đề ra như thế nào. Đây là những mục tiêu ngắn hạn hơn, cụ thể hơn và dựa trên kết quả. Các mục tiêu có thể được đánh giá khi kết thúc chương trình để xem liệu chương trình đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không, từ đó cho biết liệu sáng kiến có thành công hay không.

                    Các mục tiêu cần xác định:

                    • Ai sẽ được tiếp cận (đối tượng mục tiêu);
                    • Những thay đổi sẽ đạt được là gì (ví dụ: tăng số lượng thanh niên được tiếp cận GDGTTDTD);
                    • Cần bao nhiêu thời gian để đạt được những thay đổi đó (ví dụ: trong vòng sáu tháng);
                    • Nơi thực hiện chương trình (ví dụ: trong nhà trường).

                    [Nguồn: The Partnership for Maternal, Newborn and Child Health; Women Deliver. 2018. Advocating for change for adolescents!  A practical toolkit for young people to advocate for improved adolescent health and well-being.]