Các rào cản đối với việc thực hiện GDGTTDTD

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ việc triển khai chương trình GDGTTDTD, vẫn còn tồn tại những rào cản nhất định đối với việc thực hiện thành công GDGTTDTD. Trong cộng đồng, sự phản đối của xã hội dưới hình thức phản kháng hoặc chống đối mạnh mẽ đối với GDGTTDTD có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số lĩnh vực:

  • Nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách và các công chức trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết;
  • Thiếu khả năng tiếp cận với các chương trình giảng dạy và nguồn tài liệu giảng dạy phù hợp liên quan đến các chủ đề chính về GDGTTDTD;
  • Thái độ và sự sẵn sàng của giáo viên trong việc thực hiện chương trình giảng dạy và tạo ra môi trường phù hợp cho việc dạy và học hiệu quả;
  • Động lực của học sinh;
  • Sự hợp tác của cha mẹ học sinh.

[Nguồn: GEM Report Team. 2019. Facing the facts: the case for comprehensive sexuality education.]

Bên cạnh đó là một số những trở ngại khác bao gồm:

  • Những thách thức mang tính hệ thống mà ngành giáo dục phải đối mặt, chẳng hạn như hạn chế về mặt con người và tài chính, cơ sở hạ tầng yếu kém, các vấn đề ưu tiên khác, v.v.
  • Sự thay đổi những nhân sự chủ chốt trong ngành giáo dục ở cấp quốc gia trong việc xây dựng và duy trì cam kết chính trị và ở cấp trường trong việc đảm bảo đủ số lượng giáo viên đã qua đào tạo. Những thay đổi trong quản lý giáo dục (ví dụ như sự thay đổi ở vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục) không chỉ dẫn đến sự tổn hại về mặt chính trị mà còn ảnh hưởng đến các chiến lược triển khai và tiến độ triển khai.
  • Sự phối hợp và hợp tác vẫn còn yếu ở nhiều quốc gia. Những điều này đã được củng cố ở một số quốc gia, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều phải làm để đảm bảo tất cả các bên liên quan ở tất cả các cấp (quốc gia, khu vực và địa phương) hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của họ, đồng thời có các cơ chế giúp quá trình thực hiện GDGTTDTD đạt hiệu quả chất lượng (và có thể mở rộng quy mô thực hiện).
  • Mối liên kết yếu giữa trường học và các dịch vụ SKSS/SKTD cho trẻ vị thành niên và nhu cầu thấp ở nhiều quốc gia ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ SKSS/SKTD và từ đó ảnh hưởng đến SKSS/SKTD của thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên.
  • Hạn chế về tài chính, dẫn đến việc một số quốc gia không thể thực hiện hoặc mở rộng quy mô GDGTTDTD. Hỗ trợ từ bên ngoài có thể đóng một vai trò quan trọng, nhưng việc triển khai và mở rộng quy mô sẽ không hoàn chỉnh và sự bền vững lâu dài sẽ không thể đạt được nếu chính phủ không có sự đóng góp.

[Nguồn: UNESCO. 2017. CSE scale-up in practice: case studies from Eastern and Southern Africa.]