Đảm bảo một môi trường học tập thuận lợi
Bất kỳ chương trình GDGTTDTD nào cũng nên được chọn lọc hoặc thiết kế để đảm bảo một môi trường thuận lợi cho học sinh, một môi trường tạo ra cảm giác thoải mái, cởi mở và an toàn. Trong lớp học, người điều phối có thể tạo ra một môi trường an toàn và thuận lợi, hay còn được gọi là 'điều kiện học tập', bằng cách:
- Thiết lập các quy tắc cơ bản, chẳng hạn như giữ bí mật và tránh đưa ra những đánh giá chung chung về bất kỳ nhóm cá nhân nào;
- Thể hiện khả năng lắng nghe chủ động bằng cách diễn giải các câu hỏi và những ý kiến từ người học;
- Xây dựng lòng tin, thể hiện bằng việc sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi mà không xấu hổ hoặc né tránh;
- Khuyến khích những ý kiến đóng góp bằng cách thu hút sự tham gia từ phía người học, chia sẻ về những giá trị của học sinh và cho phép họ điều chỉnh và tích hợp thông tin và kỹ năng được dạy.
Phương pháp lồng ghép nội dung GDGTTDTD
Nội dung về GDGT&TDTD trong nhà trường có thể được cung cấp như một chương trình giảng dạy độc lập, một chương trình lồng ghép hoặc một chủ đề được truyền tải trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy. Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu và nhược điểm nhất định:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
---|---|---|
Chương trình độc lập |
|
|
Chương trình lồng ghép |
|
|
Chương trình tích hợp |
|
|
[Nguồn: UNESCO. 2015. Comprehensive sexuality education in teacher training in Eastern and Southern Africa, p. 24.]
Những câu hỏi cần đặt ra khi triển khai chương trình giảng dạy GDGTTDTD trong cộng đồng
- Chương trình có được thiết kế cho cộng đồng này hay không? Nếu không, những điều chỉnh nào sẽ cần được thực hiện?
- Người điều phối chương trình giảng dạy sẽ cần có chuyên môn gì và cần trải qua khoá đào tạo nào? Những sự hỗ trợ này sẽ được đưa ra như thế nào và chi phí ra sao? (Xem phần Đào tạo và hỗ trợ giáo viên GDGTTDTD)
- Những chi phí nào liên quan đến việc xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình giảng dạy?
- Những chi phí nào liên quan đến việc điều chỉnh chương trình giảng dạy?
- Đó có phải là một chương trình giảng dạy có độ khó tăng dần và chỉ có tác động tích cực nếu được thực hiện từ đầu đến cuối? Hay chương trình sẽ cung cấp các bài học để có thể bổ sung cho một chương trình hiện có?
- Đó là một chương trình giảng dạy dựa trên nghiên cứu hay bằng chứng? Đó là một chương trình có bằng chứng thực tế hay một chương trình đầy triển vọng?
- Chương trình có hỗ trợ cho các giá trị chính của GDGT&TDTD như đã đề cập trong phần Mở đầu hay không?
Đặc biệt, cần phải xác định xem chương trình giảng dạy có đạt được:
Tính toàn diện của nội dung liên quan đến:
- Nhận thức về bản thân, những người xung quanh và các mối quan hệ (bao gồm cả quyền lực trong các mối quan hệ)
- Sự phát triển của con người; dậy thì, cơ thể và sinh sản
- Tính dục và hành vi tình dục
- Sức khỏe tình dục: STI /HIV/AIDS (các biện pháp phòng ngừa, bao gồm việc sử dụng bao cao su; điều trị; chăm sóc)
- Sức khỏe tình dục: mang thai, ngừa thai, phá thai
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và ra quyết định các vấn đề liên quan đến nội dung và phương pháp tiếp cận chung:
- Trọng tâm về giới (cả về nội dung và cách tiếp cận)
- Trên cơ sở các quyền (cả về nội dung và cách tiếp cận)
- Các vấn đề sư phạm/ phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi mà:
- Trao quyền cho thanh thiếu niên và hình thành các tác nhân
- Đảm bảo tính đa dạng, thu hút sự tham gia tích cực và tạo điều kiện cho việc cá nhân hóa thông tin
- Xây dựng kỹ năng tư duy phản biện
[Nguồn: UNESCO; UNFPA. 2012. Sexuality education: a ten-country review of school curricula in East and Southern Africa.]
Việc lựa chọn một chương trình giảng dạy phải được tiến hành trên cơ sở những thực hành tốt nhất, các tiêu chuẩn về nội dung và các hướng dẫn. Đặc điểm của những chương trình GDGTTDTD hiệu quả được đề cập chi tiết hơn trong phần Mở đầu của bộ công cụ này.
Rất nhiều chương trình giáo dục giới tính và tình dục đã được đánh giá và chứng minh tính hiệu quả trên toàn thế giới. Việc phát triển một chương trình giảng dạy mới hoàn toàn có thể tốn kém và đòi hỏi sự đầu tư lớn hơn về thời gian và nguồn lực. Các cộng đồng có thể tìm cách tiết kiệm chi phí bằng cách điều chỉnh các chương trình hiện có cho phù hợp với bối cảnh (xã hội và văn hóa) của riêng họ.
[Nguồn: Radboud University Nijmegen (Netherlands). Medical Centre. 2011. Cost and cost-effectiveness analysis of school-based sexuality education programmes in six countries: full report.]
Trừ khi nghiên cứu so sánh giữa các cộng đồng khác nhau được tiến hành, mỗi cộng đồng cần chuẩn bị cho việc điều chỉnh các chương trình giảng dạy hiện có dựa trên các chuẩn mực cộng đồng, ngôn ngữ, kết quả đánh giá nhu cầu bao gồm các quan điểm của thanh thiếu niên, chính sách GDGTTDTD và ý kiến của các chuyên gia tư vấn GDGTTDTD quốc tế và khu vực. Những sự điều chỉnh này có thể bao gồm việc thay đổi một số ngôn ngữ, hình ảnh hoặc các tham chiếu văn hóa mà không ảnh hưởng đến hiệu quả.
Khi sử dụng chương trình giảng dạy đã được đánh giá, một số điều chỉnh nhất định có thể làm giảm hiệu quả của chương trình. Việc giảm thiểu bất kỳ yếu tố nào sau đây có thể có tác động tiêu cực đến kết quả chương trình:
- Số lượng hoặc thời lượng của các buổi học;
- Giảm sự tham gia đóng góp của những người tham gia chương trình;
- Loại bỏ các thông điệp chính hoặc các kỹ năng cần học;
- Loại bỏ hoàn toàn một số chủ đề;
- Thay đổi phương pháp tiếp cận dựa trên lý thuyết;
- Sử dụng các nhân sự hoặc tình nguyện viên không được đào tạo đầy đủ hoặc không đủ tiêu chuẩn;
- Sử dụng ít nhân lực hơn so với khuyến nghị.
Các tiêu chuẩn và chương trình giảng dạy có sẵn về GDGTTDTD
Nhiều tổ chức quốc tế đưa ra các tiêu chuẩn cho việc giảng dạy GDGTTDTD để giúp những người thực hiện chương trình xác định xem liệu một chương trình hoặc các bài học có đang giáo dục những gì người trẻ cần biết ở nhiều lứa tuổi và giai đoạn khác nhau hay không. Ví dụ về các tiêu chuẩn này được nêu trong phần về tài liệu, đặc biệt là trong Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế của UNESCO về giáo dục giới tính và tình dục, được sử dụng để tham chiếu trong toàn bộ bộ công cụ này, cung cấp nhiều hướng dẫn về các tiêu chuẩn cho lập trình GDGTTDTD.
Hầu hết các giáo trình về GDGTTDTD trên thế giới chỉ có sẵn ở dạng bản in, và do đó sẽ phải mất phí để mua được. Một số cần có thêm tác động tài chính của việc đào tạo để gắn với chương trình giảng dạy. Tất cả các chi phí tiềm ẩn này nên được xem xét trong ngân sách ban đầu để thực hiện GDGTTDTD.
Các tài nguyên giảng dạy trực tuyến về GDGTTDTD khác nhau về phạm vi và chất lượng, và hầu hết các chương trình giảng dạy trực tuyến cũng có chi phí liên quan. Các đối tác có thể tìm được các giáo án có thể được điều chỉnh và biên soạn thành một chương trình giảng dạy có thể sử dụng được, có thể cần hoặc không cần bổ sung thêm các bài học mới.
Gắn giáo dục với các dịch vụ y tế
Các chương trình giảng dạy hiệu quả trong nhà trường thường thiết lập được mối liên kết chặt chẽ với các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục tại địa phương để tạo điều kiện tiếp cận với các biện pháp tránh thai và xét nghiệm STI. Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ y tế thiết lập triển khai một số hoạt động thường xuyên trong nhà trường; điều này không chỉ đảm bảo khả năng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ này mà còn khái niệm sức khỏe tình dục trở nên gần gũi hơn. Điều quan trọng là các chính phủ phải cung cấp cả kiến thức giáo dục và các dịch vụ y tế thân thiện với thanh thiếu niên để khai thác tối đa những lợi ích mà các em có được và đảm bảo tiết kiệm chi phí cho hệ thống y tế. Các bộ y tế và giáo dục cần phối hợp với nhau để tài trợ và cung cấp các dịch vụ GDGTTDTD và sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh thiếu niên. Các dịch vụ này cần bao gồm các biện pháp tránh thai ở tuổi vị thành niên; chăm sóc y tế cho những người mang thai ở tuổi vị thành niên; phòng ngừa, xét nghiệm, tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV; tiêm vắc xin HPV; và nạo phá thai an toàn.
[Nguồn: IPPF. 2016. Everyone’s right to know: delivering comprehensive sexuality education for all young people.]
- Kết hợp thực hiện GDGTTDTD cùng các hành động và chương trình bổ trợ
- Giám sát và đánh giá các chương trình GDGTTDTD